Từ tháng 1/2025, đèn xanh bật nhưng không đi, tài xế có thể bị phạt đến 20 triệu đồng

17/01/2025 08:11

Trong trường hợp đèn xanh bật rồi mà người điều khiển phương tiện cố tình không đi có bị xử phạt hay không?

Theo khoản 4, Điều 11 Luật Trật Tự, An toàn giao thông đường bộ 2024, tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:

- Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;

- Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;

- Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.

Từ tháng 1/2025, đèn xanh bật nhưng không đi, tài xế có thể bị phạt đến 20 triệu đồng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo đó, việc không di chuyển khi đèn xanh không bị coi là vi phạm nếu xét thấy tình huống cần nhường đường cho người đi bộ hoặc xe lăn của người khuyết tật đang qua đường.

Mức phạt lỗi chạy xe chậm theo quy định mới nhất năm 2025, ai cũng nên biếtMức phạt lỗi chạy xe chậm theo quy định mới nhất năm 2025, ai cũng nên biếtĐỌC NGAY

Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện không di chuyển khi đèn xanh cũng có thể được xem là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và bị phạt tiền từ 18-20 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô.

Phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (Theo quy định tại điểm b, khoản 9, Điều 6 và điểm c, khoản 7, Điều 7 Nghị định 168/2024).

Từ năm 2025, xe máy chỉ lắp gương bên trái có bị phạt?

Tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định về lỗi không gương xe máy như sau:

Điều 14. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông.

1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

b) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;

c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;

d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;

đ) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.

Như vậy, từ ngày Nghị định 168 có hiệu lực thi hành (1/1/2025) thì mức phạt không gương xe máy là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Việc phạt không gương xe máy 2025 được áp dụng trong trường hợp không gương (cả gương bên trái và gương bên phải hoặc chỉ gắn gương bên phải) hoặc có gắn 2 gương nhưng không có tác dụng.

Do đó, luật mới về gương xe máy từ năm 2025 thì xe máy lắp 1 gương bên trái (gắn có tác dụng cho việc quan sát) sẽ không bị phạt.

Minh Hoa (t/h)