Tết ông Công ông Táo 2025 rơi vào ngày nào Dương lịch?

16/01/2025 12:13

23 tháng Chạp là ngày ông Táo chầu trời, việc xác định rõ Tết ông Công ông Táo 2025 rơi vào ngày nào Dương lịch sẽ giúp mọi người chủ động trong việc chuẩn bị.

Tết ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam, diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Đây là dịp mà các gia đình Việt dọn dẹp bàn thờ, tiễn ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình của gia đình trong năm qua.

Tết ông Công ông Táo 2025 rơi vào ngày nào Dương lịch?

Theo lịch vạn niên, Tết ông Công ông Táo 2025 - ngày 23 tháng Chạp - sẽ rơi vào thứ Tư ngày 22/1 Dương lịch. Đây là thời điểm mà không khí Tết Nguyên đán đã rất nhộn nhịp, các gia đình chuẩn bị mua sắm, trang trí nhà cửa để đón Tết cổ truyền.

Tết ông Công ông Táo 2025 rơi vào ngày nào Dương lịch?- Ảnh 1.

Tết ông Công ông Táo 2025 rơi vào ngày nào Dương lịch? (Ảnh chụp màn hình)

Trong ngày Tết ông Công ông Táo, các gia đình thường sửa soạn mâm cỗ cúng để tiễn Táo quân về trời. Mâm cỗ thường gồm các món ăn truyền thống như xôi, gà luộc, bánh chưng, hoa, quả và đặc biệt là cá chép sống. Việc phóng sinh cá chép mang ý nghĩa giúp ông Táo có phương tiện về trời, đồng thời thể hiện sự phóng khoáng, cầu mong điều tốt lành cho gia đình trong năm mới.

Tết ông Công ông Táo là dịp để mỗi gia đình nhìn lại một năm đã qua và chuẩn bị đón chào những điều tốt đẹp của năm mới đang đến gần. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu, người Việt vẫn luôn cố gắng duy trì ngày lễ này như một truyền thống đáng trân quý.

Tết ông Công ông Táo 2025 rơi vào ngày nào Dương lịch?- Ảnh 2.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ. (Ảnh: Ngô Tuyết Mai)

Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23?

Với cuộc sống hiện đại bận rộn, nhiều gia đình chọn cúng trước ngày 23 tháng Chạp để đảm bảo có đủ thời gian chuẩn bị lễ vật một cách chu đáo mà không bị áp lực. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, điều quan trọng nhất trong cúng lễ là lòng thành kính và sự chuẩn bị chu đáo, dù cúng trước một vài ngày, thì tấm lòng của gia chủ vẫn sẽ được thần linh chứng giám.

Năm nay, ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp rơi vào thứ Tư. Vì thế, lễ cúng có thể được thực hiện trong khoảng từ ngày 21/12 Âm lịch đến trước 23/12 Âm lịch. Các gia đình cúng ông Công ông Táo trước ngày có thể lựa chọn một số khung giờ tốt để thực hiện nghi thức.

Theo sách "Tìm hiểu văn hóa Phương Đông 365 ngày" của tác giả Thiên Nhân, Nhà xuất bản Thanh Hóa, ngày 21/12 Âm lịch (20/1 Dương lịch), các thời điểm có thể cúng ông Công ông Táo gồm giờ Dần (3h-5h), giờ Mão (5h-7h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Tuất (19h-21h) và giờ Hợi (21h-23h).

Ngày 22/12 Âm lịch (tức 21/1 Dương lịch) các giờ tốt để thực hiện lễ cúng gồm: Giờ Tý (23h-1h), giờ Sửu (1h-3h), giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Tuất (19h-21h).

Năm nay, ngày 23/12 Âm lịch - Tết ông Công ông Táo - chính là ngày Hoàng đạo, các gia đình có thể lựa chọn thực hiện lễ cúng vào một số giờ tốt như giờ Tý (23h-1h), giờ Dần (3h-5h), giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h).

Các gia đình không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm khiến Táo quân phải chờ đợi lâu khi lên thiên đình, cũng không được muộn hơn giờ Ngọ (11h-13h) ngày 23 tháng Chạp vì các ngài sẽ không kịp lên dự buổi chầu.