Làn sóng đóng băng tuyển dụng trong giới công nghệ

28/12/2024 08:01

Sau Facebook, Google, Amazon, đến lượt Apple cũng ngừng tuyển dụng để cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều thách thức.

Theo Bloomberg, Apple đã lên kế hoạch dừng tìm kiếm nhân viên mới và hạn chế chi tiêu cho một số bộ phận thời gian tới. Việc những công ty công nghệ lớn như Apple, Google, Microsoft và Amazon đều thắt chặt hầu bao cho thấy Thung lũng Silicon đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lạm phát gia tăng.

Nhân viên Apple đang tư vấn cho khách hàng: Ảnh: Macrumors

Nhân viên Apple đang tư vấn cho khách hàng: Ảnh: Apple

Hầu hết công ty công nghệ lớn không thừa nhận về vấn đề giảm nhân sự mà chỉ dừng lại ở tuyên bố điều chỉnh tỷ lệ tuyển dụng. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều công ty đã bắt đầu sa thải nhân viên. Microsoft cho biết sẽ loại bỏ một số vị trí để tái tổ chức hệ thống. Ước tính sẽ có khoảng 1% nhân viên bị mất việc. Một số bộ phận như Windows, Office và Teams đã giảm tuyển dụng khi Microsoft chuẩn bị cho năm tài chính mới.

Meta cũng thắt chặt chi tiêu và dừng bổ sung một số vị trí cấp cao. Tháng 4, công ty tuyên bố công bố tham vọng tiết kiệm 3 tỷ USD chi phí trong năm nay bằng cách tập trung các nhóm sản phẩm vào các mục tiêu cốt lõi như metaverse và Reels. Đến đầu tháng 7, công ty mẹ của Facebook lần đầu đóng băng tuyển dụng. Công ty chưa thực hiện việc sa thải nhưng hạn chế tuyển mới, đồng thời khẳng định sẵn sàng loại bỏ những nhân viên "không nên ở lại".

"Thực tế, có lẽ rất nhiều người không nên ở đây", CEO Meta Mark Zuckerberg nói trong bản ghi âm cuộc họp nội bộ do Reuters thu thập được.Tôi đang có những kỳ vọng cao hơn, mục tiêu tích cực hơn, 'nhiệt' hơn. Tôi nghĩ, một số có thể cần tự suy nghĩ nơi này có dành cho mình hay không".

Theo David Wehner, Giám đốc tài chính của Meta, mức tăng trưởng của công ty đang chậm hơn dự kiến, buộc họ phải điều chỉnh một số vấn đề chi tiêu. "Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển dụng của hầu hết bộ phận trong công ty", ông cho biết.

Tuần trước, CEO Sundar Pichai của Google cũng xác nhận về dự định không tuyển dụng trong thời gian còn lại của năm. Đây là động thái hiếm hoi của gã khổng lồ Internet, vốn bổ sung hàng chục nghìn nhân sự mới mỗi năm.

Amazon cũng đang tìm cách tối ưu hóa nguồn nhân lực sau thời gian tăng trưởng nóng trong Covid-19. Andy Jassy, Giám đốc điều hành Amazon, thừa nhận việc ồ ạt tuyển dụng trong đại dịch khiến hiện họ có quá nhiều nhân viên và nhà kho. Công ty đang phải tìm cách cho thuê lại các kho trống và dừng phát triển văn phòng mới, nỗ lực tối ưu hệ thống vận hành mà không phải cắt giảm quá nhiều.

Không chỉ Big Tech, nhiều nhà cung cấp dịch vụ từng tăng trưởng mạnh trong Covid-19 như Netflix và Peloton cũng bắt đầu cho nhân viên nghỉ việc. Tháng trước, Netflix sai thải vài trăm vị trí còn Peloton vừa đóng cửa bộ phận sản xuất nội bộ.

Ngày 18/7, nhân viên của TikTok ở Mỹ, Anh và châu Âu cho biết họ nhận được thông báo về việc cắt giảm nhân sự thời gian tới. Nhiều vị trí được đánh giá là không cần thiết trong "sáng kiến cải tổ giúp tổ chức lớn mạnh" sẽ phải rời công ty. Đại diện TikTok xác nhận kế hoạch tinh gọn lại bộ máy, nhưng không tiết lộ con số cụ thể.

Trước khi hàng loạt công ty công nghệ lớn thực hiện đóng băng tuyển dụng, làn sóng sa thải cũng đã diễn ra ồ ạt ở các công ty khởi nghiệp liên quan đến tiền số. Trong khi Thung lũng Silicon phải thắt chặt chi tiêu cho nhân sự, Phố Wall coi đây là cơ hội để tìm kiếm nhân tài. Nhiều ngân hàng, công ty tài chính sẵn sàng tăng lương để thu hút các kỹ sư công nghệ tài năng về làm việc.

Tuy nhiên, nhân sự trong lĩnh vực công nghệ có những yêu cầu đặc thù khiến Phố Wall phải đau đầu. Bank of America và JPMorgan cho biết, một số nhân viên công nghệ của họ chỉ muốn đến công ty hai ngày mỗi tuần. Nhân viên của JPMorgan thậm chí nói họ chỉ cần đến công ty sáu ngày mỗi tháng.

Thảo Hiền (theo SCMP)

Big Tech gặp khó ở châu Âu Làn sóng sa thải ở các công ty tiền số Facebook lần đầu 'đóng băng tuyển dụng' quy mô lớn

Bạn đang đọc bài viết "Làn sóng đóng băng tuyển dụng trong giới công nghệ" tại chuyên mục Kinh tế.