Số lượng doanh nghiệp mới được thành lập ngày càng nhiềa, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp không tồn tại được vì nhiều lý do khác nhau. Chia sẻ trong toạ đàm, nhà báo Vương Xuân Nguyên cho biết: “Nền tảng của một số nước lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc... dựa trên công ty có truyền thống gia đình từ nhiều năm, trăm năm nhưng chúng ta là setup mới dựa trên nền tảng tích luỹ cá nhân.Việc này tạo ra 2 mặt, 1 mặt tạo ra sự năng động, nhiều ngành nghề, người trẻ tuổi có kiến thức vượt trội, tận dụng được nền tảng doanh nghiệp …Mặt khác, không bao quát, thiếu quản trị doanh nghiệp. Khởi nghiệp không chỉ cần kĩ năng chuyên môn mà cần kĩ năng văn hoá, đặc biệt là khả năng quản trị, ứng phó với tình huống mà doanh nghiệp cần thường xuyên quản lý”.
"Nhận thức chuyển đổi số với tư cách là công cụ để thay đổi mô hình kinh doanh hơn xác định là một cuộc cách mang để thay đổi từ phương thức sản xuất cũ sang phương thức sản xuất mới, trên cơ sở tận dụng công nghệ hiện đại, ở đây nói đến vai trò công cụ Senso, tức là cảm biến, mỗi doanh nghiêp phải cho ra đời những sản phẩm về mặt công nghệ, quản lý. Từ đó Chuyển đổi số mới thành công được", nhà báo Vương Xuân Nguyên chia sẻ.
Thay đổi để phù hợp xu thế, thay đổi để tồn tại là điều tất yếu. Các doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số trong thời đại ngày nay là rất cần thiết. Nhà báo Vương Xuân Nguyên nói: “Nhiều doanh nghiệp dựa vào ngành dịch vụ, dựa vào công nghệ, dữ liệu và đặc biệt biết tận dụng kết nối chuỗi, ở đây là kết nối giữa 5 nhà, cơ quan quản lý nhà nước - nhà sản xuất - nhà khoa học – nhà truyền thông.. rõ ràng tạo được hiệu quả và để phân tán được rủi ro. Ví dụ sản phẩm OCOP đc cơ quan quản lý nhà nước xác nhận về mặt chất lượng đồng thời được đưa vào các kênh phân phối online, điện tử”.
Có thể thấy, chuyển đổi số đang tạo ra những thay đổi tích cực trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Mỗi người dân, doanh nghiệp từng ngày cảm nhận được sự thay đổi sâu sắc đó.
Hằng Nga