Giảm giá, ngăn nạn mua nhà ở xã hội ở Bình Định để đầu cơ

"Hiện có tình trạng công chức ở Hà Nội nhưng đăng ký mua nhà ở xã hội ở Bình Định. Công chức không làm việc ở đây, nhưng lại đăng ký mua nhà ở đây thì chỉ có đầu cơ", ông Trần Viết Bảo – Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định nêu ra tại kỳ họp HĐND tỉnh.

Sáng 7/11, HĐND tỉnh Bình Định khóa 13 khai mạc kỳ họp chuyên đề thứ 19. Kỳ họp xem xét, giải quyết nhiều vấn đề phát sinh liên quan tới phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. 

Trong đó, thông qua Nghị quyết cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2030.

Giảm giá, ngăn nạn mua nhà ở xã hội ở Bình Định để đầu cơ- Ảnh 1.

Kỳ họp HĐND tỉnh Bình Định khóa 13, kỳ họp chuyên đề thứ 19 diễn ra vào ngày 7/11 tại Trung tâm hội nghị tỉnh. Ảnh: Thu Dịu

Giảm giá bán để giúp người lao động có thể mua nhà ở xã hội

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Bình Định - kỳ họp chuyên đề thứ 19, ông Trần Viết Bảo – Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo dự thảo ban hành quy định, cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2030.

Theo đó, Nghị quyết này quy định cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Bình Định thông qua nghị quyết hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2023, nhằm tạo điều kiện cho người thu nhập thấp ở đô thị có cơ hội mua, thuê nhà ở. Trong ảnh: Một dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Tp. Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: Trường Vỹ

Bình Định thông qua nghị quyết hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2023, nhằm tạo điều kiện cho người thu nhập thấp ở đô thị có cơ hội mua, thuê nhà ở. Trong ảnh: Một dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Tp. Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: Trường Vỹ

Đối tượng áp dụng là các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nghị quyết nêu rõ, nhà nước hỗ trợ về giải phóng mặt bằng sạch và bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án. 

Đồng thời, hỗ trợ 50% chi phí đầu tư xây dựng hệ thống hà tầng kỹ thuật trong phạm vi thực hiện dự án theo quy định.

Về nguyên tắc hỗ trợ, đối với chi phí hỗ trợ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xem xét hỗ trợ sau khi đã thực hiện đầu tư xây dựng, nghiệm thu hoàn thành, kiểm toán, quyết toán và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận giá trị thực hiện. 

 Chủ đầu tư không được tính các khoản hỗ trợ của nhà nước vào giá bán, giá thuê mua, giá thuê nhà ở xã hội.

Trường hợp nhà đầu tư có cam kết hỗ trợ kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thì thực hiện theo cam kết và kinh phí này không được hạch toán vào giá bán, giá thuê mua, giá thuê nhà ở xã hội.

Trường hợp nhà đầu tư đã được lựa chọn nếu ứng trước kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng thì Nhà nước sẽ hoàn trả kinh phí này cho nhà đầu tư theo quy định.

Ông Trần Viết Bảo - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định giải trình những vấn đề liên quan tới phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Thu Dịu

Ông Trần Viết Bảo - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định giải trình những vấn đề liên quan tới phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Thu Dịu

Theo giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, hiện tại cung và cầu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh về cơ bản phù hợp. 

Theo kế hoạch, đến năm 2025, toàn tỉnh có hơn 12.000 căn hộ nhà ở xã hội đảm bảo nhu cầu về nhà ở cho người dân, đặc biệt là người dân thu nhập thấp ở đô thị.

Giải trình cụ thể về chính sách này, ông Trần Viết Bảo – Giám đốc Sở Xây dựng Bình Định, phân tích: "Chính sách này được thông qua giúp giảm giá thành trong quá trình xây dựng. Cụ thể, chẳng hạn chi phí giải phóng mặt bằng 5 tỷ đồng/1ha, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật khoảng 5 tỷ đồng nữa, tổng là 10 tỷ đồng/ha. Với mức hỗ trợ theo chính sách này, tính ra giảm 200.000 đồng/m2 nhà ở xã hội khi bán ra. Mức giảm này tuy không quá lớn, nhưng sẽ giúp người dân tiếp cận và có khả năng mua được nhà, đặc biệt nhóm thu nhập thấp trong tình hình còn nhiều khó khăn như hiện nay".

Ngoài ra, ông Bảo cho rằng, trước mắt việc thông qua chính sách này trực tiếp tạo ưu đãi thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng dự án nhà ở xã hội. Về lâu dài, nếu điều kiện cho phép thì sẽ có thêm những hỗ trợ khác phù hợp, từ đó giá bán nhà ở xã hội tiếp tục giảm, mục tiêu là tạo điều kiện cho người mua nhà ở xã hội, đặc biệt là người thu nhập thấp.

Nhà ở xã hội là không được phép đầu cơ

Liên quan tới chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Bình Định, ông Bảo nêu thêm: Hiện nay theo Luật nhà ở mới có hiệu lực, đối tượng nhà ở xã hội được mở rộng, người mua nhà ở xã hội cũng tăng lên. Điều kiện xét duyệt mua nhà cũng nới lỏng hơn, trách nhiệm xác minh đối tượng là của chính quyền địa phương.

Từ việc mở rộng đối tượng mua nhà, nhu cầu đăng ký mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định tăng lên. Theo báo cáo của chủ đầu tư và phê duyệt danh sách mua, số lượng căn hộ chủ đầu tư đăng ký bán với số lượng người dân thu nhập thấp đăng ký mua ở mức "cung vừa đủ cầu".

Nhà ở xã hội An Phú Thịnh (phường Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn) đã hoàn thiện 3 block và bàn giao đưa vào sử dụng. Ảnh: TT

Nhà ở xã hội An Phú Thịnh (phường Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn) đã hoàn thiện 3 block và bàn giao đưa vào sử dụng. Ảnh: TT

"So với giai đoạn trước, cụ thể giai đoạn 2021 – 2022 người mua nhà ở xã hội của tỉnh phải xếp hàng vì căn hộ chỉ có 100 căn, nhưng người mua đăng ký tới 300 hồ sơ; qua giai đoạn 2023 – 2024 cung vừa đủ cầu. Hiện các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiến độ và cả nhu cầu mua bán", ông Bảo cho hay.

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, liên quan tới những thay đổi về Luật nhà ở năm 2023 chính thức áp dụng năm 2024 về nới điều kiện người mua nhà ở xã hội, ở Bình Định nhiều nhà đầu tư đã có báo cáo về việc phát sinh một số trường hợp cán bộ công chức ở Hà Nội nhưng đăng ký mua nhà ở xã hội tại Bình Định.

"Làm việc ở Hà Nội mà đăng ký mua nhà ở xã hội ở Bình Định thì chỉ có đầu cơ. Tuy nhiên, vì Luật không có quy định cụ thể trường hợp này, và ở Bình Định mới phát sinh nên Sở sẽ báo cáo UBND tỉnh xem xét", ông Bảo nói.

Liên quan tới chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đại biểu Đỗ Mạnh Cường – đại biểu HĐND Tp. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), cho rằng, nên xem xét tăng thêm hỗ trợ đối với chủ đầu tư dự án, để từ đó giảm giá bán cho người mua nhà.

Đại biểu Cường trao đổi thêm, trường hợp ngoài tỉnh tiếp cận thì phải xem xét, phải trực tiếp ở chứ mua đầu cơ thì không được. Tuy nhiên, dòng dân cư đổ về Bình Định thì xét về mức độ nào đó chứng tỏ sự phát triển của Bình Định, nên xem xét nếu đối tượng này về làm việc tại Bình Định nên tạo điều kiện.

Các đại biểu thông qua Nghị quyết Nghị quyết cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2030. Ảnh: Thu Dịu

Các đại biểu thông qua Nghị quyết Nghị quyết cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2030. Ảnh: Thu Dịu

Kết luận tại kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng, cho biết, quan điểm của tỉnh Bình Định là địa phương chưa giàu, nhưng phải giải quyết được các vấn đề an sinh xã hội: một là trường học tốt cho con em; hai là cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân, phải đầu tư trang thiết bị tốt nhất có thể để người dân yên tâm; thứ ba là giải quyết nhu cầu chỗ ở cho người dân. Chỗ ở là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Liên quan tới nhu cầu "an cư" của người dân, ở khu vực nông thôn thì tỉnh đã có chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, nghèo cận nghèo; chính sách giao đất cho người dân xây dựng nhà ở vùng nông thôn.

Đối với cư dân ở đô thị, đặc biệt là nhóm thu nhập thấp, nhà ở xã hội chính là một giải pháp mà Bình Định đang thực hiện rất tốt.

Bình Định hiện đang là địa phương thực hiện về cơ bản tốt chính sách phát triển nhà ở xã hội. Tới năm 2025, tỉnh có khoảng 12.000 căn hộ nhà ở xã hội cho cư dân đô thị (thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tự do…).

Ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định nhấn manh

Ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định nhấn manh "nhà ở xã hội là không được phép đầu cơ". Ảnh: Thu Dịu

"Nghị quyết hỗ trợ này trực tiếp là hỗ trợ nhà đầu tư từ đó giá thành giảm, đưa tới giá bán căn hộ giảm, để mức giá bán nhà ở xã hội dưới 12 triệu đồng/m2, như vậy người lao động mới có đủ tiền mua, thuê nhà ở xã hội. Tỉnh ta chưa giàu, cho nên chúng tôi nghĩ rằng phải chăm lo cho dân ở tỉnh mình trước. Đối với người ngoài tỉnh, ưu tiên xét duyệt mua nhà ở xã hội cho người vào Bình Định lập nghiệp và sinh sống.

Dứt khoát nhà ở xã hội không được cho phép đầu cơ. Ai mà lợi dụng chính sách này, đầu cơ thì xử lý nghiêm theo quy định. Chính sách nào cũng phải nhân văn, nhưng phải ngăn chặn việc đầu cơ. Anh không có nhu cầu gì mà anh mua thì chứng tỏ anh đầu cơ", ông Hồ Quốc Dũng – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định nhấn mạnh.

Bình Định: Phấn đấu đưa vào sử dụng 1.400 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024Bình Định: Phấn đấu đưa vào sử dụng 1.400 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, đến nay, toàn tỉnh đưa vào sử dụng 622 căn hộ nhà ở xã hội, đạt gần 45% kế hoạch năm 2024. Địa phương đang đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng 1.400 căn hộ trong năm nay.

Link nội dung: https://thuonghieudoanhnhan.net/giam-gia-ngan-nan-mua-nha-o-xa-hoi-o-binh-dinh-de-dau-co-a40974.html